Diện tích sàn là gì? Công thức tính diện tích sàn xây dựng chính xác nhất
Diện tích sàn là gì? Diện tích sàn trong xây dựng được tính như thế nào? Đây là những vấn đề quan trọng cần được quan tâm khi xây dựng công trình với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Dựa trên diện tích sàn chúng ta có thể tính toán nguyên vật liệu và hạch toán chi phí cần thiết. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau của Moonlight 1 – An Lạc Green Symphony nhé.
Xem thêm: Mẫu chung cư Moonlight 1
1. Tìm hiểu khái niệm diện tích sàn là gì?
Thực tế nhiều người hiện nay vẫn chưa hiểu rõ diện tích sàn là gì? Theo đó, diện tích sàn hay còn gọi là diện tích mặt sàn xây dựng. Nó cho biết tổng diện tích sẽ sử dụng trong một công trình, bao gồm cả hành lang, ban công, tầng mái, tầng tum, tầng hầm, tầng lửng, sàn tầng kỹ thuật…
Diện tích sàn sẽ được xác định trước khi tiến hành khởi công công trình. Trên cơ sở này chủ đầu tư có thể tính toán chi phí, hoàn tất hồ sơ xin phép thi công. Bên cạnh đó, số liệu này còn sử dụng cho quá trình thiết kế nội thất, thiết kế bản vẽ nhà chi tiết và nghiệm thu, bàn giao công trình. Khi chúng ta nhìn vào bản vẽ chi tiết của công trình nào đó mà phát hiện ký hiệu GFA thì đó chính là từ viết tắt của diện tích sàn.
Một số người vẫn chưa hiểu rõ về diện tích mặt sàn là gì?
2. Diện tích sàn xây dựng có nghĩa là gì?
Bạn có biết diện tích sàn xây dựng là gì? Diện tích sàn xây dựng chính là tổng diện tích xây dựng thực tế của toàn bộ công trình. Phần diện tích này bao gồm cả tường bao bên ngoài, ban công, hành lang, giếng trời, cầu thang, các hộp kỹ thuật, lô gia…
Theo các nhà thầu thi công uy tín, tổng diện tích sàn xây dựng được xác định bằng việc tính tổng diện tích mặt sàn các tầng trong một ngôi nhà. Trong đó, các tầng được tính sẽ bao gồm cả tầng trên mặt đất và tầng dưới lòng đất. Một số sàn đặc biệt như: sân phơi, hiên nhà, tầng áp mái, nhà kho… đều tính chung trong tổng diện tích mặt sàn thi công.
Diện tích sàn xây dựng chính là tổng diện tích thực tế của toàn bộ công trình
Xem thêm: Moonlight Saigon South
3. Cách tính diện tích sàn xây dựng như thế nào?
Trong điều 1.3.15 QCVN 03: 2009/BXD quy định: Diện tích sàn của 1 tầng nhà chính là diện tích sàn trong vùng phạm vi mép ngoài của các tường bao nằm trong tầng đó. Nó bao gồm cả diện tích ban công, hành lang…
Bên cạnh đó, diện tích sàn xây dựng được tính riêng cho mỗi tầng, không gộp chung với những tầng khác. Đồng thời, tổng diện tích sàn của căn nhà sẽ tính bằng tổng diện tích của các tầng với nhau. Để tính diện tích sàn tầng và từng hạng mục trong công trình, chúng ta áp dụng công thức sau:
3.1. Diện tích sàn xây dựng
Công thức tính diện tích sàn: Diện tích xây dựng (DTXD) = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác (móng, lát gạch, ban công… có thể tính thêm theo %). Khi tính theo công thức này, chủ công trình cần lưu ý:
- Nếu đã đổ bê tông rồi mà lại phát sinh thêm lợp mái ngói thì phải tính thêm giá từ 30 đến 50% của sàn nhà.
- Phần có mái che ở phía trên sẽ tính bằng 100% diện tích, không có mái che tính bằng 50% diện tích.
- Nếu nhỏ hơn 4m2 sẽ tính như sàn thông thường, cao hơn 4m tính 70% diện tích, 8m2 tính bằng 50% diện tích.
Diện tích sàn xây dựng được tính riêng cho mỗi tầng
3.2. Phần gia cố nền đất yếu
Đối với những công trình xây dựng ở nơi có nền móng yếu thì phần gia cố nền đất yếu sẽ tính bằng 20% diện tích khi đổ bê tông cốt thép. Phần gia cố này có thể sử dụng gỗ hoặc cốt thép tùy vào từng loại nền đất.
3.3. Diện tích phần móng công trình
- Tính 30% diện tích đối với móng đơn.
- Tính 50% diện tích đối với móng băng.
- Tính 35% diện tích cho phần đài móng với cọc bê tông cốt thép và cọc khoan nhồi.
3.4. Diện tích phần tầng hầm
- Tính bằng 150% diện tích cho hầm sâu dưới 1m5 so với code đỉnh ram hầm.
- Tính bằng 170% diện tích cho loại hầm sâu dưới 1m7 so với code đỉnh ram hầm.
- Tính bằng 200% diện tích cho tầng hầm sâu dưới 2.0m so với code đỉnh ram hầm.
- Hầm sâu trên 3.0m so với code đỉnh ram hầm tính sẽ tính theo công thức riêng.
Tùy vào độ sâu của tầng hầm mà diện tích hầm sẽ được tính khác nhau
3.5. Diện tích phần sân công trình
- Tính 50% diện tích khi phần sân rộng hơn 40m2 có đổ cột, đà kiềng, lát gạch và xây thêm tường rào.
- Tính 70% diện tích khi phần sân rộng dưới 40% có đổ cột, đà kiềng cùng với tường rào và lát nền gạch.
- Tính 100% diện tích khi phần sân rộng dưới 20m² có đổ cột, đổ đà kiềng kết hợp với xây tường rào và lát nền gạch.
3.6. Diện tích phần mái công trình
Mái ngói, mái tôn, mái bê tông sẽ có kết cấu, kích thước và đặc điểm thi công khác nhau. Do đó, mỗi loại mái cũng có quy định riêng về diện tích:
- Khi phần mái nhà đổ bê tông cốt thép, không lát gạch thì tính bằng 50% diện tích mái. Nếu có lát gạch sẽ tính bằng 60% diện tích mái.
- Mái bê tông dán ngói tính bằng 85% diện tích nghiên mái.
- Mái ngói vì kèo sắt tính bằng 60% diện tích nghiên mái
- Đối với mái tôn, tính 30% diện tích của mái.
Mái ngói, mái tôn, mái bê tông sẽ có cách tính diện tích riêng
Xem thêm: Kinh nghiệm mua nhà vi bằng cần biết để tránh rủi ro tranh chấp
4. Đặc điểm phân biệt giữa diện tích sàn và diện tích xây dựng
Bên cạnh khái niệm diện tích sàn là gì thì diện tích sàn xây dựng cũng rất được chú trọng và quan tâm. Bởi diện tích xây dựng với đơn vị m2 sẽ sử dụng nhiều trong các công trình nhà ở, biệt thự… Bạn có thể phân biệt diện tích sàn và diện tích xây dựng bằng việc tham khảo bảng sao sánh sau:
Tiêu chí so sánh | Diện tích sàn | Diện tích xây dựng |
Cách đo diện tích | Diện tích sàn sẽ bao gồm tổng diện tích các sàn cùng với diện tích ban công của các tầng tương ứng trong công trình mà bạn xây dựng. | Diện tích xây dựng sẽ tính từ mép tường bên này sang mép tường bên kia trong mảnh đất xây dựng công trình. Nó sẽ bao gồm cả diện tích sàn của công trình. |
Mục đích đo đạc | Xác định diện tích sàn giúp chủ đầu tư dự toán chính xác chi phí xây dựng, tránh thất thoát hay lãng phí về tài chính. | Từ diện tích xây dựng chúng ta có thể tính được mật độ xây dựng. Đồng thời, số liệu này cũng giúp quá trình thiết kế, thi công nhà đạt độ chính xác cao. |
Công thức tính diện tích | Diện tích sàn = Diện tích các phần móng + hầm + mái + ban công…
|
Diện tích sàn tính bằng 100% diện tích của sàn đó.
Diện tích phần móng tính 50 – 75% diện tích sàn theo đơn giá xây dựng trên thị trường. Diện tích mặt nước tính bằng 60 – 70% diện tích một tầng theo đơn giá xây dựng. |
Chủ công trình cần phân biệt rõ giữa diện tích sàn và diện tích xây dựng
Có thể bạn quan tâm: Mẫu hợp đồng thuê cửa hàng đúng quy định mới nhất
Kết Luận
Như vậy sau khi tham khảo những thông tin trong bài viết của Moonlight 1 – An Lạc Green Symphony, các bạn đã có hiểu rõ diện tích sàn là gì cũng như công thức tính cụ thể cho từng phần diện tích trong công trình. Việc tính toán chính xác sẽ giúp chủ đầu tư hạch toán chi phí một cách chi tiết nhất. Tránh tình trạng đội giá nguyên liệu lên cao hoặc thi công sai diện tích gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, thất thoát tài chính.
Nguồn bài viết: https://anlacmoonlight.vn