Môi giới bất động sản là gì? Kinh nghiệm làm môi giới bất động sản
Môi giới bất động sản là một nghề đang rất hot hiện nay và được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chi tiết về môi giới bất động sản là gì? Nếu muốn làm nghề này cần những yếu tố, kinh nghiệm như thế nào? Sau đây Moonlight 1 – An Lạc Green Symphony sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về nghề môi giới bất động sản.
Xem thêm: Chung cư Moonlight An Lạc
1. Môi giới bất động sản là gì? Nghề môi giới bất động sản
Theo luật kinh doanh bất động sản 2014 tại khoản 2 điều 3, môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên chuyển nhượng, cho thuê lại hay cho thuê mua bất động sản. Trong kinh doanh bất động sản không thể thiếu đội ngũ nhân viên môi giới bởi nhờ có họ mà các giao dịch mua bán nhà đất được trở nên thuận tiện hơn.
Nhân viên môi giới là những người giúp cho người mua chọn được những sản phẩm phù hợp nhất với nguồn tài chính mà khách hàng đang có cũng như nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đồng thời cũng giúp cho người bán có được giá bán ở mức tốt nhất. Bên cạnh đó họ còn hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục giấy tờ liên quan đến nhà đất.
Môi giới bất động sản giúp cho người mua chọn được căn nhà đúng nhu cầu
Xem thêm: Đất ONT là gì? Các quy định về việc sử dụng đất ONT mới nhất?
2. Công việc của môi giới nhà đất như thế nào?
Một số công việc cơ bản mà nhân viên môi giới nào cũng phải làm đó là:
- Cập nhật và hiểu rõ hoạt động thị trường bất động sản tại địa phương và các khu vực xung quanh.
- Khảo sát giá trị các sản phẩm của bất động sản
- Định giá, thẩm định giá trị bất động sản cần mua bán.
- Tư vấn, hỗ trợ người bán, người mua hoàn thành các thủ tục giấy tờ như: Hợp đồng, các hồ sơ liên quan đến các cơ quan nhà nước.
- Lên kế hoạch, sắp xếp lịch hẹn với khách hàng tiềm năng.
- Cách tiếp cận với khách hàng thông qua các kênh quảng cáo.
Người làm môi giới nhà đất sẽ đảm nhận nhiều công việc khác nhau
Xem thêm: Giải đáp mua đất giấy viết tay có công chứng được không?
3. Điều kiện trở thành người môi giới bất động sản là gì?
Nếu muốn tham gia làm nghề môi giới bất động sản, chúng ta cần đảm bảo các yếu tố, điều kiện hành nghề cơ bản sau:
3.1. Điều kiện cần cho người môi giới nhà đất
- Kiên trì và nhẫn nại: Khách hàng sẽ không chủ động tìm đến bạn, mà chính bạn phải là người đi tìm kiếm khách hàng. Nếu bạn chấp nhận được việc này thì ngày nào cũng phải gọi điện cho khách hàng lạ để nói chuyện hoặc lên lịch hẹn với họ.
- Không tự ái: Bạn không thể làm được việc này nếu có tính tự ái. Ngay cả khi bị khách hàng mắng mỏ, từ chối hay kể cả khi gặp chuyện không vui thì vẫn phải tỏ thái độ vui vẻ, hòa đồng và phục vụ bằng sự chuyên nghiệp.
- Hiểu và yêu nghề: Chỉ khi chúng ta có đủ tình yêu và sự quan trọng của nghề thì bạn mới có thể theo đuổi được nó. Bước đầu vào nghề rất khó khăn, đặc biệt là khi bạn chưa tìm được giao dịch nào. Lúc này bạn rất dễ nản chí và muốn bỏ cuộc. Xung quanh bạn có rất nhiều người thành công, nên bản thân hãy luôn cố gắng khi nhìn vào những tấm gương đó.
Điều kiện cần của một môi giới BĐS là kiên trì, hiểu và yêu nghề
3.2. Điều kiện đủ của người làm môi giới nhà đất
Kiến thức, kỹ năng: Yếu tố quan trọng hàng đầu mà người làm môi giới nhà đất cần có là kiến thức về nhà đất, luật pháp. Ngoài ra, bạn cần hiểu thêm về kiến trúc, trang trí nội thất và kể cả về phong thủy nữa.
Kỹ năng mềm: Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề,….Qua thời gian và kinh nghiệm trong nghề, bạn hoàn toàn có thể học được điều này.
Chứng chỉ hành nghề: Nhân viên môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề theo thông tư 11/2012/TT-BXD của bộ xây dựng năm 2016. Thông qua chứng chỉ bạn sẽ thể hiện được trình độ chuyên môn, kiến thức của bản thân để đứng vững trên thị trường môi giới nhà đất.
Để trở thành người môi giới BĐS cần đầy đủ kiến thức, kỹ năng
4. Để trở thành một nhân viên môi giới bất động sản chuyên nghiệp cần những gì?
Thực tế không khó để trở thành một nhân viên môi giới chuyên nghiệp. Bởi xung quanh chúng ta cũng đã có rất nhiều người thành công trong nghề. Tuy nhiên nếu muốn gặt hái thành quả tốt bạn cần lưu ý:
4.1. Nỗ lực và làm việc chăm chỉ
Trong bất kỳ lĩnh vực nào kẻ lười nhác cũng sẽ không có được thành công. Bởi vậy, muốn hái quả ngọt bạn cần nỗ lực không ngừng và làm việc thật chăm chỉ. Để sở hữu một sản phẩm bất động sản, khách hàng phải bỏ ra một khoản không hề nhỏ. Đó là số tiền tích góp của khách hàng, vì vậy hãy có trách nhiệm với khách hàng của mình ngay từ khâu tư vấn đầu tiên.
4.2. Tuân thủ chuẩn mực đạo đức trong nghề môi giới bất động sản
Một điều rất quan trọng trong nghề đối với một nhân viên môi giới cần phải có là đạo đức nghề nghiệp. Đây là yếu tố cần phải đặt lên hàng đầu nhằm hướng đến sự bền vững và chuyên nghiệp đối với nghề. Nhân viên môi giới không chỉ thực hiện điều này với khách hàng mà cần làm với cả đồng nghiệp của mình.
Điều quan trọng đối với nhân viên môi giới cần có đạo đức nghề nghiệp
4.3. Bắt buộc tham gia khóa đào tạo chuyên nghiệp
Để trang bị các kiến thức, bí quyết về cách tìm kiếm khách hàng có hiệu quả thì bạn cần thường xuyên tham gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ bất động sản. Ngoài những kỹ năng, kiến thức bạn còn có cơ hội tiếp xúc và trò chuyện với rất nhiều người thành công trong nghề.
4.4. Trau dồi lượng kiến thức lớn về nhiều lĩnh vực
Khi là một nhân viên môi giới bất động sản chắc chắn bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Nếu muốn cuộc nói chuyện, tư vấn về nhà đất trở nên hấp dẫn, tạo ấn tượng tốt với khách hàng thì người môi giới phải không ngừng học hỏi, trang bị cho mình kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi cuộc sống muôn màu, có rất nhiều thứ để bạn nói chuyện cùng khách hàng.
Người môi giới bất động sản phải có lượng kiến thức lớn về đa lĩnh vực
5. Kinh nghiệm cần thiết khi làm môi giới bất động sản
Những kinh nghiệm khi bạn làm môi giới bất động sản có vai trò rất quan trọng, giúp người làm nghề nhanh đạt đến thành công. Cụ thể:
5.1. Hiểu rõ kiến thức thị trường và dự án
Yêu cầu cơ bản của một nhân viên môi giới bất động sản đó là nắm rõ các kiến thức về ngành môi giới bất động sản. Bên cạnh đó phải hiểu biết và nắm rõ về tình hình thị trường các dự án đang cần tiếp thị cho người mua. Khi người môi giới thể hiện được sự chuyên nghiệp về kiến thức chuyên môn thì sẽ tạo được lòng tin và thu hút khách hàng nhiều hơn.
5.2. Không ngừng tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Cơ hội để ngành môi giới phát triển đó chính là các đối tượng khách hàng tiềm năng. Người môi giới cần tìm hiểu và nắm bắt thông tin thị trường cũng như nắm bắt tâm lý của khách hàng để có thể tiếp cận và tạo niềm tin cho đối phương. Bạn nên phân tích tâm lý khách hàng sau đó phân chia những người thực sự có nhu cầu để tư vấn. Một người môi giới bất động sản cần có kế hoạch và tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về thị hiếu người tiêu dùng.
Nhân viên môi giới phải không ngừng tìm kiếm khách hàng tiềm năng
5.3. Rèn luyện và nâng cấp kỹ năng gặp gỡ khách hàng
Khả năng thuyết phục người mua và người bán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vượt qua khủng hoảng khó khăn là những yếu tố mà nhân viên môi giới có được qua quá trình tôi luyện bản thân. Bạn sẽ khó thành công nếu như không đủ tự tin cũng như kiến thức để thuyết trình về dự án để thuyết phục người mua hoặc người bán.
5.4. Tư vấn đúng nhu cầu khách hàng
Khi nắm rõ được nhu cầu cũng như thị hiếu mua bất động sản của khách hàng, người môi giới phải thực sự tinh tế và khéo léo trong việc tư vấn khách hàng. Mục đích là để nhận được sự đồng tính của khách hàng trong những quyết định quan trọng. Nhờ đó việc bán sản phẩm cũng thuận lợi hơn.
Người môi giới BĐS cần tư vấn đúng nhu cầu khách hàng
Xem thêm: Moonlight Garden
6. Một số khó khăn trong nghề môi giới bất động sản
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng có những khó khăn nhất định đối với nhân viên môi giới bất động sản. Những điều bất lợi nhân viên thường gặp gồm:
6.1. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Tuy thời gian làm việc được linh động, nhưng ngược lại nhân viên môi giới lại rất vất vả trong việc tìm kiếm khách hàng. Trên thực tế chúng ta sẽ không khó khi tìm khách hàng cho các sản phẩm có giá trị thấp, nhưng với những sản phẩm có giá trị cao thì lại không hề dễ dàng.
6.2. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Tại việt nam, việc mua bán bất động sản thường dựa trên sự tin tưởng hoặc sự quen biết. Đối với một nhân viên môi giới mới vào nghề, kinh nghiệm và mối quan hệ còn hạn chế thì việc xây dựng nên các mối quan hệ rộng là điều rất khó. Đây cũng là thách thức mà họ phải đối diện khi mới bước chân vào thị trường bất động sản đầy gam go và quyết liệt.
Một nhân viên môi giới mới vào nghề sẽ khó khăn khi tạo mối quan hệ
6.3. Áp lực công việc từ nghề môi giới
Làm nghề môi giới cũng giống như làm các ngành nghề dịch vụ hay du lịch. Bạn cần thích nghi với việc đi làm vào các ngày nghỉ cuối tuần hay làm việc ngoài giờ hành chính. Thời gian mà mọi người đang nghỉ ngơi thì nhân viên môi giới lại phải làm việc bởi lúc đó khách hàng của bạn mới có thời gian rảnh và bạn mới có thể gặp họ được.
Đặc thù của nghề môi giới là bạn luôn phải chủ động liên hệ, tiếp cận và tìm kiếm khách hàng. Vậy nên, khi có bất kỳ cuộc hẹn nào từ khách hàng bạn đều phải sắp xếp thời gian để gặp gỡ. Cho dù thời tiết không thuận lợi hay đường xá xa xôi đi nữa thì bạn cũng phải đảm bảo đúng hẹn.
6.4. Đối diện với nhiều tình huống không như ý muốn
Mọi tình huống đều có thể xảy ra như khách hàng hủy giao dịch ở phút chót cho dù mọi thỏa thuận, đàm phán đã xong. Hoặc khách đã hẹn bạn nhưng lại báo hủy không đến. Hay có thể bạn sẽ đối diện với những vị khách không đứng đắn, không nghiêm túc. Do vậy, khi theo nghề này, bạn xác định phải chuẩn bị cho mình một tinh thần thép để đối mặt với những tình huống éo le.
Nhân viên môi giới phải đối diện với nhiều tình huống không như ý muốn
Kết luận
Nội dung bài viết của Moonlight 1 – An Lạc Green Symphony giúp người đọc hiểu hơn về nghề môi giới bất động sản là gì? Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp người đọc hiểu hơn về nghề này. Đặc biệt giúp cho những ai đang có ý định lựa chọn nghề môi giới bất động sản là công việc cho mình sẽ có những nhận định đúng đắn nhất.
Nguồn bài viết: https://anlacmoonlight.vn