Tổng hợp 8 hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phổ biến

Trong Luật đấu thầu năm 2013 và văn bản hướng dẫn có quy định rõ về các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Mỗi hình thức sẽ được áp dụng trong những trường hợp khác nhau với điều kiện riêng biệt. Các bạn hãy cùng Moonlight 1 – An Lạc Green Symphony tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết sau nhé.

Xem thêm: Mẫu căn hộ Moonlight An Lạc

1. Tìm hiểu khái niệm đấu thầu là gì?

Trong nội dung của Khoản 12 Điều 4 Luật Đấu Thầu 2013 có nêu rõ: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để tiến hành ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: tư vấn, phi tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa.

Bên cạnh đó, buổi đấu thầu cũng sẽ lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư hoặc dự án đầu tư có sử dụng đất. Nguyên tắc đấu thầu là đảm bảo cạnh tranh minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế.

Nguyên tắc đấu thầu là cạnh tranh minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế

Nguyên tắc đấu thầu là cạnh tranh minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế

Xem thêm: Nhà thầu phụ là gì? Hợp đồng, năng lực, trách nhiệm nhà thầu phụ là gì?

2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu phổ biến hiện nay

Hiện nay, các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được quy định rõ trong nội dung từ Điều 20 – Điều 27 Luật Đấu thầu 2013. Theo đó, pháp luật Việt Nam ghi nhận 8 hình thức chọn nhà thầu bao gồm:

  • Đấu thầu rộng rãi
  • Đấu thầu hạn chế
  • Chỉ định thầu
  • Chào hàng cạnh tranh
  • Mua sắm trực tiếp
  • Tự thực hiện
  • Chọn nhà đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
  • Chọn nhà thầu theo hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng.

Pháp luật Việt Nam ghi nhận 8 hình thức chọn nhà thầu

Pháp luật Việt Nam ghi nhận 8 hình thức chọn nhà thầu

Xem thêm: Tiến độ dự án Moonlight Residences

3. Trường hợp áp dụng cho mỗi hình thức chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Theo quy định của Luật đấu thầu 2013 thì các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư sẽ áp dụng cho những trường hợp khác nhau. Các bạn nên tìm hiểu kỹ để có thêm kinh nghiệm hữu ích khi tham gia đấu thầu:

3.1. Hình thức đấu thầu rộng rãi

Hình thức đấu thầu rộng rãi không có yêu cầu cao về kỹ thuật, đặc tính riêng. Do đó số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham gia không bị hạn chế. Hiện nay, phương thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng cho toàn bộ các gói thầu, dự án nằm trong sự điều chỉnh của Luật đấu thầu 2013, ngoại trừ những trường hợp thuộc các hình thức đấu thầu khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Hình thức đấu thầu hạn chế

Hình thức đấu thầu hạn chế đặt ra những yêu cầu kỹ thuật cao, chuyên môn tốt. Bên cạnh đó, nó còn sở hữu đặc thù mang tính chất riêng biệt. Bởi vậy chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện thì mới được tham gia dự thầu. Như vậy, đấu thầu hạn chế áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu khắt khe về kỹ thuật hoặc đặc điểm kỹ thuật đặc thù.

Hình thức đấu thầu hạn chế đặt ra những yêu cầu kỹ thuật cao

Hình thức đấu thầu hạn chế đặt ra những yêu cầu kỹ thuật cao

Xem thêm: Đất ở đô thị là gì? Khái niệm, quy định về hạn mức, thời hạn

 3.3. Hình thức chỉ định thầu

Hình thức chỉ định thầu thường được áp dụng cho những trường hợp sau:

  • Gói thầu nhằm mục đích bảo vệ bí mật quốc gia, Nhà Nước.
  • Gói thầu yêu cầu thực hiện nhanh chóng để tránh nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân hoặc tác động nghiêm trọng đến công trình kế bên.
  • Gói thầu mang tính khẩn cấp để khắc phục, xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng.
  • Gói thầu mua vật tư, thiết bị y tế, thuốc, hóa chất để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh trong tình huống khẩn cấp.
  • Gói thầu cung cấp các dịch vụ: phi tư vấn, tư vấn, mua sắm hàng hóa.
  • Gói thầu mang tính khẩn cấp nhằm đảm bảo chủ quyền quốc gia, hải đảo, biên giới.
  • Gói thầu tìm kiếm, phá bom mìn, vật nổ hay tiến hành di dời công trình kỹ thuật hạ tầng để giải phóng mặt bằng.
  • Gói thầu thi công xây dựng phù điêu, tượng đài, tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật có bản quyền thiết kế, thi công.
  • Gói thầu có giá trị hạn mức, cung cấp dịch vụ công, cung cấp sản phẩm phải thực hiện chỉ định thầu theo quy định của chính phủ, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội.

Việc thực hiện chỉ định thầu đối với một số gói thầu cần phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện nhất định theo khoản 2, Điều 22, Luật Đấu thầu năm 2013, do đó trong quá trình thực hiện, cần lưu ý đảm bảo theo đúng quy định.

Hình thức chỉ định thầu thường được áp dụng cho gói thầu bảo mật quốc gia

Hình thức chỉ định thầu thường được áp dụng cho gói thầu bảo mật quốc gia

3.4. Hình thức chào hàng cạnh tranh

Chào hàng cạnh tranh là hình thức mà bên mời thầu gửi yêu cầu chào hàng và nhận chào hàng (báo giá) từ nhà thầu. Việc gửi chào hàng có thể tiến hành bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc phương tiện khác. Thông thường, đơn vị nào đưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá cả thì sẽ trúng thầu.

3.4.1. Chào hàng cạnh tranh áp dụng cho trường hợp nào?

Hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng cho những gói thầu được quy định tại khoản 1, Điều 23 Luật Đấu thầu năm 2013 và có giá trị nằm trong hạn mức theo quy định tại Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, Bao gồm:

  • Gói thầu cung ứng dịch vụ phi tư vấn đơn giản và thông dụng.
  • Gói thầu mua sắm loại hàng hóa thông dụng, có sẵn trên thị trường sở hữu đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương về chất lượng.
  • Gói thầu xây dựng công trình đơn giản có bản vẽ thiết kế thi công được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

3.4.2. Điều kiện cần đáp ứng khi chào hàng cạnh tranh

Theo quy định tại khoản 2, Điều 23 Luật Đấu thầu năm 2023, chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.
  • Có dự toán được phê duyệt theo quy định.
  • Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.

Chào hàng cạnh tranh áp dụng cho gói thầu theo quy định của Chính Phủ

Chào hàng cạnh tranh áp dụng cho gói thầu theo quy định của Chính Phủ

 3.5. Hình thức mua sắm trực tiếp

Mua sắm trực tiếp được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự  thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm., hoặc nằm trong dự án, dự toán mua sắm khác. Hình thức mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 24 Luật Đấu thầu năm 2013:

  1. a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
  2. b) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
  3. c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
  4. d) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.

Trong trường hợp đơn vị, tổ chức đã trúng gói thầu mua sắm trực tiếp nhưng không còn khả năng thực hiện thì có thể áp dụng hình thức hình thức mua sắm trực tiếp với nhà thầu khác. Tuy nhiên nhà thầu khác phải đảm bảo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật chuyên môn, giá cả theo hồ sơ mời thầu và kết quả chọn nhà thầu trước đó.

Hình thức đấu thầu mua sắm trực tiếp sẽ đưa ra các yêu cầu riêng

Hình thức đấu thầu mua sắm trực tiếp sẽ đưa ra các yêu cầu riêng

3.6. Hình thức tự thực hiện

Hình thức tự thực hiện được áp dụng cho những gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm mà tổ chức trực tiếp đứng ra quản lý, sử dụng gói thầu. Tổ chức này có kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật, tài chính đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.

3.7. Chọn nhà thầu cho trường hợp đặc biệt

Trường hợp gói thầu có điều kiện đặc thù, riêng biệt không thế áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định tại Điều 20, 21, 22, 23, 24, 25 của Luật đấu thầu năm 2013 thì người có thẩm quyền sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án chọn nhà thầu phù hợp.

3.8. Chọn nhà thầu theo thực hiện của cộng đồng

Hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng là việc giao  toàn bộ hoặc một phần nội dung thực hiện gói thầu đến cho tổ chức, cộng đồng cư dân, tổ hoặc nhóm thợ sinh sống ở địa phương – nơi tiến hành gói thầu đảm nhiệm.

Những gói thầu trong trường hợp này thường thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình xóa đói giảm nghèo ở các huyện, các xã miền núi vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng  kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Hoặc áp dụng cho gói thầu có đủ điều kiện để thực hiện với quy mô nhỏ cộng động cư dân, tổ hoặc nhóm thợ ở địa phương.

Nhà đầu tư tự thực hiện gói thầu mà không thông qua hình thức đấu thầu nào

Nhà đầu tư tự thực hiện gói thầu mà không thông qua hình thức đấu thầu nào

4. Quy định thông dụng của pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu

Ở Việt Nam hiện nay, lĩnh vực đấu thầu đang có sự phát triển mạnh. Bởi vậy,  pháp luật đã ban hành  những quy định riêng để điều chỉnh hoạt động này. Một số quy định pháp luật hiện hành thông dụng trong đấu thầu có thể kể đến như:

  • Luật đấu thầu năm 2013.
  • Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
  • Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định cụ thể về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
  • Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quy định về việc chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia.
  • Thông tư 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
  • Thông tư 04/2019/BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.

Pháp luật Việt Nam có những quy định riêng trong lĩnh vực đấu thầu

Pháp luật Việt Nam có những quy định riêng trong lĩnh vực đấu thầu

Kết Luận

Bài viết trên đây Moonlight 1 – An Lạc Green Symphony đã giới thiệu đến bạn đọc các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư phổ biến hiện nay. Trước khi tham gia hoặc tiến hành bất kỳ hình thức đấu thầu nào, các cá nhân/đơn vị/tổ chức nên tìm hiểu rõ quy định của pháp luật để đảm bảo điều kiện cần thiết.

Nguồn bài viết: https://anlacmoonlight.vn

Tin tức liên quan

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ BÁO GIÁ

Nhận Chính Sách Ưu Đãi Mới Nhất

Copyright 2022. Moonlight 1 - CĐT Anlac Group. All rights reserved.

Phone icon Messenger icon Zalo icon
Arrow icon