Tìm hiểu hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm những gì?
Hồ sơ quản lý chất lượng công trình đòi hỏi phải thực hiện chi tiết đầy đủ xuyên suốt trong quy trình triển khai dự án xây dựng. Vậy hồ sơ chất lượng công trình bao gồm những? Bài viết sau đây Moonlight 1 – An Lạc Green Symphony sẽ tìm hiểu thông tin liên quan đến vấn đề này.
Xem thêm: Cho thuê căn hộ Moonlight An Lạc
Quy định chi tiết về hồ sơ quản lý chất lượng công trình
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm tra, giám sát của các bên tham gia hoạt động thi công xây dựng theo quy định của pháp luật. Những hoạt động quản lý gồm: đầu tư xây dựng, sử dụng và khai thác công trình. Như vậy sẽ đảm bảo yêu cầu về chất lượng, mức độ an toàn của dự án.
Khi lập hồ sơ chất lượng công trình cần phải tuân thủ theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính Phủ quy định chi tiết một số nội dung quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Để biết rõ hơn về danh mục hồ sơ quản lý chất lượng thi công gồm những gì thì hãy đọc quy định tại Mục III của Phụ lục VIB trong Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021.
Quy định chuẩn về hồ sơ quản lý chất lượng công trình
Xem thêm: Công trình công cộng là gì? Phân loại công trình công cộng
Các danh mục hồ sơ quản lý chất lượng công trình
Hồ sơ chất lượng công trình cần đảm bảo chuẩn xác về nội dung, hình thức và những yêu cầu khác liên quan đến tính pháp lý. Bởi vậy trước khi tạo lập, các bên tham gia xây dựng công trình hãy nắm bắt từng danh mục có trong hồ sơ và lưu ý quan trọng cần nhớ.
Liệt kê các danh mục trong hồ sơ quản lý chất lượng công trình
Theo phụ lục VIB ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ, danh mục hồ sơ quản lý chất lượng công trình gồm có:
- Danh mục những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền.
- Bản vẽ hoàn công và bắt buộc phải có danh mục bản vẽ kèm theo.
- Kế hoạch, các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.
- Những chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với từng sản phẩm, hàng hóa; thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành, công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn.
- Các kết quả quan trắc (nếu có), đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng.
- Các biên bản nghiệm thu xây dựng, nghiệm thu bộ phận, hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.
- Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng của công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có)
- Bộ hồ sơ chất lượng công trình quản lý thiết bị lắp đặt vào công trình.
- Hồ sơ quy định vận hành, khai thác công trình (nếu có), quy trình bảo trì công trình.
- Văn bản chấp thuận, thỏa thuận, xác nhận của các tổ chức và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hồ sơ giải quyết sự cố xảy ra ở công trình (nếu có).
- Danh mục phụ lục các tồn tại cần khắc phục, sửa chữa (nếu có) sau khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục của các công trình, công trình xây dựng.
- Văn bản thông báo của cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định tại khoản 2 điều 24 Nghị định này (nếu có).
- Các tài liệu/hồ sơ có liên quan trong quá trình thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
- Những hồ sơ, văn bản, tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu.
Bộ hồ sơ chất lượng công trình cần đảm bảo đầy đủ các danh mục
Xem thêm: Chung cư Moonlight Residences
Lưu ý về hồ sơ chất lượng công trình
Chúng ta cần phải lưu ý không phải công trình nào cũng có hồ sơ chất lượng công trình bao gồm các nội dung trên. Ví dụ như, một số công trình xây mới sẽ không có danh mục cần sửa chữa, hoàn thiện khắc phục. Nội dung hồ sơ tùy vào từng loại công trình khác nhau.
Ngoài ra, toàn bộ các nội dung trong hồ sơ quản lý chất lượng công trình nêu trên không nhất thiết là phải do nhà thầu lập ra. Thực tế, bộ hồ sơ quản lý chất lượng thuộc nội dung của bên nào thì bên đó phải có trách nhiệm hoàn thiện và cung cấp đầy đủ thông tin.
Hồ sơ chất lượng công trình sẽ có sự thay đổi nội dung trong từng trường hợp
Có thể bạn quan tâm: Công trình theo tuyến là gì? Công trình xây dựng theo tuyến nghĩa là gì?
Kết luận
Trong bài viết trên đây Moonlight 1 – An Lạc Green Symphony đã tổng hợp thông tin về hồ sơ chất lượng công trình. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có cái nhìn khái quát về loại hồ sơ này trong lĩnh vực xây dựng. Nếu chủ đầu tư muốn quá trình thiết kế, thi công dự án được diễn ra thuận lợi. Công trình đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ và hoàn thiện về mặt pháp lý thì hãy chọn nhà thầu uy tín với năng lực chuyên môn cao.
Nguồn bài viết: https://anlacmoonlight.vn